• Lô Q4, Khu Đô Thị Cầu Sắt, Pleiku, Gia Lai

  • 0858088890

1. Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường hay Market Positioning là quá trình bạn mang sản phẩm của mình với đặc điểm, tính năng vượt trội và khác biệt so với đối thủ đến người tiêu dùng. Mang vai trò hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc tiếp thị các sản phẩm/ dịch vụ mang bản sắc riêng, tạo độ tin cậy cho người dùng.

Khi định vị thị trường mục tiêu, bạn cần chú ý là làm rõ giá trị 4P trong marketing để đảm bảo chiến lược định vị hiệu quả hơn. Đó là Promotion (Khuyến mãi) – Price (Giá cả) – Place (Địa điểm) – Product (Sản phẩm).

Định vị trên thị trường là việc đưa các ấn tượng tốt, đặc sắc, khó quên về sản phẩm của doanh nghiệp vào tâm trí khách hàng bằng các chiến lược marketing mix hiệu quả.

Việc định vị có hiệu quả phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp làm khác biệt những sản phẩm của mình so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh bằng cách đáp ứng các giá trị vượt trội cho khách hàng.

Ví dụ: Volvo đã định vị tính chất bền vững và an toàn cho loại xe của mình. Apple định vị các sản phẩm của họ là thiết kế trang nhã, dễ sử dụng. Quỹ tương hỗ Vanguard Group định vị là quỹ được uqanr lý tốt với chi phí giao dịch thấp nhất. Các loại định vị thị trường được sử phổ biến

Định vị thị trường là gì

2. Các loại định vị thị trường

Các loại định vị thị trường hay tiêu chí bạn có thể tham khảo để ứng dụng vào chiến lược định vị của mình có thể kể đến như:

- Thuộc tính, lợi ích sản phẩm: Bạn cần xác định được lợi ích mà sản phẩm bạn đang cung cấp cho người dùng so với tốc độ tăng trưởng nhu cầu trên thị trường như thế nào? thỏa mãn nhu cầu cơ bản và nâng cao hay không?

- Giá trị thương hiệu: So với các đối thủ trên thị trường giá trị thương hiệu bạn mang lại có khác biết hay không? Nó có dễ nhận diện trên thị trường hay không?

- Chất lượng trải nghiệm: Đảm bảo rằng chất lượng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn đạt chuẩn, nổi bật trên thị trường hay không? Vị trí trí bạn đứng trên thị trường là bao nhiêu?

- Sử dụng, ứng dụng sản phẩm: Bạn cần cho người dùng thông tin về mục đích, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm thật cụ thể nhất.

- Đối thủ cạnh tranh: Hãy cho người dùng suy nghĩ sản phẩm của thương hiệu bạn tốt hơn, chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.

3. Các bước để tạo ra một chiến lược định vị hiệu quả

Quy trình này tốt nhất nên được chia nhỏ thành các bước để giữ cho khái niệm đơn giản nhất có thể. Tuy nhiên đừng cho rằng việc chia nhỏ các bước sẽ khiến việc thực hiện trở nên dễ dàng hơn. Điều này cần rất nhiều sự rõ ràng và niềm tin để tuân theo đúng quy trình. Rõ ràng có thể dựa vào việc nắm bắt các bước nhỏ, nhưng niềm tin là một thứ phải được phát triển từ bên trong nếu như chưa tồn tại. Điều quan trọng là các marketer phải tập hợp lại niềm tin của tổ chức, bởi vì việc tuân theo quy trình đến cuối cùng sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho các bước tiến tiếp theo mà không cách nào thay thế được.

Rất nhiều công ty ngoài kia không có nhiều niềm tin và không hề có một chiến lược định vị thị trường chuyên dụng. Với việc không có một độ đảm bảo và xác thực nào cả, hầu hết các công ty cuối cùng sẽ phá sản khi gặp phải biến cố. Vấn đề chỉ là thời gian. Nhưng những người có thể theo dõi quá trình này đến cuối cùng sẽ thấy rằng mọi hành động tiếp theo sẽ trở thành một biểu hiện của chiến lược định vị thị trường. 

Dưới đây là 7 bước cơ bản để định vị thị trường: 

1. Phác thảo một tuyên ngôn định vị - Có bốn câu hỏi đơn giản sẽ mang lại một tập hợp các thông tin cơ bản về đặc điểm nhận dạng riêng mà bạn đã xác định cho công ty (xem bên dưới). Tuyên ngôn định vị là kết quả của việc “cắm” những thông tin đó vào một hệ thống cơ bản và có công thức .

2. So sánh và đối chiếu để xác định nét độc đáo riêng - Sự khác biệt giữa chiến lược tin nhắn và các kênh truyền thông của riêng bạn với các đối thủ cạnh tranh sẽ tiết lộ các lỗ hổng trên thị trường mà thông điệp định vị của bạn cần phải nhắm đến

3. Phân tích đối thủ - Điều tra và phân tích sự cạnh tranh giúp bạn xác định được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh. Hiểu được sự khác biệt giữa doanh nghiệp của mình với các đối thủ cạnh là mấu chốt để tìm ra khoảng trống có thể được lấp đầy trên thị trường.

4. Xác định vị thế hiện tại - Xác định vị thế hiện tại trên thị trường của bạn là một phần quan trọng không thua kém gì bất kỳ phân tích đối thủ cạnh tranh nào. Đó là bởi vì bạn phải hiểu được vị thế của mình trên thị trường thì mới có thể đưa ra được phương án cạnh tranh thích hợp.

5. Phân tích định vị đối thủ cạnh tranh - Việc phân tích đối thủ và phân tích định vị đối thủ cạnh tranh xác định các điều kiện của thị trường ảnh hưởng đến sức mạnh của các đối thủ trong như thế nào 

6. Xây dựng một ý tưởng định vị độc đáo - Với tất cả dữ liệu phân tích có trong tay, bạn tốt hơn hơn nên có một ý tưởng rằng bạn là ai và không phải là ai, ai là đối tượng tốt nhất của bạn. Đã đến lúc đưa ra tuyên bố về những thông tin đó.

7. Kiểm tra hiệu quả của vị thế thương hiệu - Phương pháp thử nghiệm sẽ bao gồm thu thập dữ liệu định tính và định lượng, chủ yếu được xác định bởi các bước trước đó, nhưng cũng có thể bao gồm các việc tập trung vào các nhóm, khảo sát, phỏng vấn sâu, nghiên cứu nhân chủng học, thăm dò ý kiến, vv.
 

CÔNG TY TNHH MARKETING TOÀN CẦU

Địa chỉ: ➤ Head Office Gia Lai: Lô Q4-Khu Đô Thị Cầu Sắt, Pleiku, Gia Lai

             ➤  Văn phòng đại diện Quy Nhơn: 169 Hoa Lư – Đống Đa – Tp. Quy Nhơn – Bình Định

             ➤  Văn phòng đại diện HCM:  302/2 Nơ Trang Long, P.12, Q. Bình Thạnh

             ➤  Văn phòng đại diện Phú Quốc: QT02 - 01, Grandword Phú Quốc, xã Gành Dầu, Thành Phố Phú Quôc, tỉnh Kiên Giang

Quản trị, quảng cáo Facebook

Quảng cáo Google Adwords

Tư vấn phát triển thương hiệu

Xây dựng nội dung Website chuẩn SEO

Thiết kế Website

- Thiết kế Banner Quảng cáo

Hotline: 0918.42.22.48

Fanpage: Global Marketing Co., LTD